
Hỗ Trợ Cộng Đồng những người mắc bệnh Tâm Lí
Cộng đồng những người mắc bệnh Tâm Lí có thể là bất kì ai xung quanh bạn. Họ có thể là đồng nghiệp, sếp, bạn cùng lớp, vợ chồng hay con cái. Bệnh Tâm Lí có thể ập đến với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác.
“Vậy phải giúp họ ra sao?”
Đầu tiên, bạn phải hiểu và tránh các quan niệm sai về các căn bệnh Tâm Lí.
Bệnh Tâm Lí nào cũng gây Trầm Cảm.
Dù Rối Loạn Trầm Cảm là một trong những căn bệnh Tâm Lí phổ biến nhất trên thế giới, không phải ai cũng sẽ bị Trầm Cảm. Có những người mắc các căn Bệnh Hoang Tưởng, khiến họ nhìn thấy những thứ không tồn tại, hay Bệnh Rối Loạn Lưỡng Cực khiến người ta Hưng cảm thái quá kèm theo Trầm Cảm. Trước khi giúp hãy tìm hiểu kĩ về sự khác biệt của các căn bệnh Tâm Lí, và hiểu rõ về người mắc bệnh.
Người mắc bệnh Tâm Lí đều là người có vấn đề về Thần Kinh.
Như trên, các căn bệnh Tâm Lí xuất hiện dưới nhiều hình thức. Có những người bị Tâm Thần Phân Liệt, nhưng có những người bị Trầm Cảm. Đại đa số những người mắc bệnh Tâm Lí có thần kinh hoàn toàn bình thường, cơ thể họ chỉ không tiết ra đủ các chất giúp cho não bộ cảm thấy hạnh phúc. Những người mắc bệnh Tâm Lí bị ảnh hưởng bởi nó. Đó hoàn toàn không phải lỗi của họ.
Chỉ những người bất hạnh mới mắc bệnh Tâm Lí.
Có nhiều nguyên do khiến cho con người ta mắc bệnh Tâm Lí: áp lực Kinh Tế, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, hay hoàn toàn là do gene. Bệnh Tâm Lí có thể xảy ra với bất kì ai, dù cuộc sống có đầy đủ hay thiếu thốn. Hãy coi nó đúng như một căn bệnh về cơ thể. Dù bạn mặc ấm cũng có khả năng bị cảm lạnh. Dù con bạn có nhà ở và nơi ăn uống chúng vẫn có thể mắc bệnh vì nhiều lí do khác nhau. Tốt nhất hãy tìm đến một bác sĩ đáng tin cậy để tìm hiểu nguyên do và cách điều trị tốt nhất.
Bệnh Tâm Lí chỉ là do tuổi dậy thì hay kéo dài một vài ngày.
Bệnh Tâm Lí là một căn bệnh kéo dài. Chúng không thuộc một hạng với cảm xúc đơn thuần, chúng thuộc lớp các vấn đề sức khỏe, và có những người lành bệnh sau thời gian dài chữa trị, có người sẽ sống với bệnh cho tới già. Đừng nghĩ rằng người bị bệnh Tâm Lí gần bạn chỉ đang "quá nhạy cảm", làm quá, giả vờ" hay "rồi sẽ hết". Tất cả các chuyên gia nghiên cứu về não bộ và sức khỏe con người trên thế giới sẽ phản đối với quan điểm của bận.
"Vậy tôi phải lắng nghe như nào?"
Nếu bạn có khả năng thấu hiểu tốt, hãy tâm sự với họ. Tất nhiên, chỉ khi họ đồng ý. Thúc ép họ mở lòng chỉ có thể khiến tình hình xấu hơn. Nhưng cũng đừng chờ họ từ tìm đến bạn, những người mắc bệnh Tâm Lí thường không dám tự lên tiếng để giúp chính mình. Hãy khéo léo, cẩn thận và thấu hiểu.
Hãy lắng nghe họ và đảm bảo sẽ không có bất kì điều gì làm gián đoạn cuộc nói chuyện, như công việc, một cú điện thoại đột ngột v...v... Chúng có thể khiến người nói mất động lực chia sẻ.
Hãy để họ chia sẻ ít nhiều tuỳ họ. Đó là quyền của họ.
KHÔNG BAO GIỜ được phép nghi ngờ căn bệnh của họ, hay tra hỏi để thể hiện thái độ coi thường, bất đồng. Nên nhớ rằng không có ai bị bệnh Tâm Lí mà muốn có bệnh cả.
Hãy cho họ thời gian nghĩ và trả lời các câu hỏi của bạn.
Đừng đặt ra các câu hỏi sẽ làm họ cảm thấy bế tắc. Nếu bạn có cảm giác câu hỏi của bạn sẽ làm họ thấy khó chịu, hãy để dành nó cho các chuyên gia hay lên mạng tự tìm hiểu.
Đừng coi nhẹ những tâm sự của họ. Nó có thể là lời cầu cứu.
Hãy giúp họ tìm cách chữa trị bằng cách liên hệ các bác sĩ, chuyên gia phù hợp.
Hãy biết vị trí của mình trong cuộc nói chuyện. Đừng cố biến câu chuyện thành của mình.
Hỏi trước khi bạn làm bất kì điều gì như ôm, cầm tay, hay ngồi gần hơn.
"Tôi phải làm gì khi người mắc bệnh Tâm Lí nói họ muốn tự vẫn?"
Người bình thường không có khả năng nâng đỡ những vấn đề nghiêm trọng như tự vẫn và tự hại. Hãy cố thuyết phục họ tìm người giúp như một bác sĩ hay chuyên gia Tâm Lí. Đặc biệt không tự mình kiểm soát vấn đề, vì khi đối mặt với những vấn đề như vậy cũng có thể làm hại đến sức khỏe của chúng bạn.
Tuyệt đối không giữ bí mật, để họ một mình, hay cố làm chuyên gia. Không đưa ra các cách giải quyết đơn giản, không mang tính lâu dài.
Bạn có thể sử dụng những câu nói như sau:
"Tôi xin lỗi vì tớ không thể giúp nhiều hơn. Nhưng nếu cậu tìm đến (tên bác sĩ, chuyên gia) tôi chắc chắn họ sẽ giúp được cậu. Hãy tâm sự với tôi nếu cần cùng với việc điều trị nhé."
“Vậy tôi nên nói gì với họ khi an ủi họ?”
Những câu khích lệ không nên dùng:
"Nó rồi sẽ hết thôi."
"Cậu sẽ thấy ổn hơn sớm thôi."
"Chắc là nó không tệ đến thế đâu. Cậu sẽ okay thôi."
Và tương tự.
Những câu nên dùng:
"Tớ hiểu rằng cậu đang rất buồn/ tức giận/ vui/v...v... Hãy nói cho tớ cách tớ có thể giúp nhé."
"Cậu rất mạnh mẽ nếu cậu đã cố gắng được tới hôm nay. Từ bây giờ tớ sẽ cùng cậu bước xa hơn nhé."
"Cậu rất can đảm."
"Cậu không một mình."
"Tớ luôn bên cậu."
"You are not your illness. You have an individual story to tell. You have a name, a history, a personality. Staying yourself is part of the battle."
“Bạn không phải là căn bệnh của bạn. Bạn là một con người với một câu chuyện để kể. Bạn có một cái tên, một lịch sử, một tính cách. Đừng đánh mất bản thân mình là một phần của cuộc chiến này.”
- Julian Seifter
____________________________
Các đường dây liên hệ/ thông tin về bệnh Tâm Lí:
Hotline cho người muốn tự vẫn/ trầm cảm nặng và cần người lắng nghe lập tức:
Tổ chức Sức Khoẻ Toàn cầu WHO Vietnam (World Health Organization):
Bệnh Viện Tâm Thần (Hà Nội):
http://benhvientamthanhanoi.com
Bệnh Viện Tâm Thần (TPHCM):
Các tổ chức Tâm Lí Quốc Tế:
Mental Health.gov:
Tổ chức Liên Minh Sức khỏe Tâm Lí (NAMI):
Tổ chức hỗ trợ Tâm Lí và Rối Loạn Chất Kích Thích (SAMHSA):