Tranh Vẽ Trừu Tượng và Tâm Lí Học
Nghệ thuật Trừu tượng (Surealism) là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20, vào những năm 1910 đến 1914. Theo Từ điển Cambridge, sự trừu tượng là sự “tồn tại như một ý tưởng, cảm giác hoặc chất lượng, không phải là một đối tượng vật chất.”
Eine Kleine Nachtmusik bởi Dorothea Tanning, 1943 (nguồn: Tate, London)
Khái niệm trừu tượng chỉ tồn tại trong tâm trí của chúng ta , nó là những thực thể mà giác quan của con người không thể tiếp cận được. Nói cách khác, chúng không có biểu hiện vật chất nào và chỉ đơn thuần là sự khái quát hóa các ý tưởng.
Gala Éluard bởi Max Ernst, 1924 (nguồn: the Metropolitan Museum of Art, New York)
Khi chiêm ngưỡng một tác phẩm trừu tượng đẹp – nó có thể làm cho ta cảm thấy tâm hồn hưng phấn tràn đầy năng lượng, đôi khi nó gợi ý tưởng sáng tạo ở những lĩnh vực khác không thuộc về nghệ thuật. Giới tri thức phương Tây rất ngưỡng mộ và thường xuyên lưu tâm sưu tầm qua các cuộc triển lãm nghệ thuật mang tính trừu tượng ở các bảo tàng nghệ thuật hiện đại hay giao bán trên mạng Internet.
The Reckless Sleeper (Giấc Ngủ của Kẻ Mạo Hiểm) bởi René Magritte, 1928 (nguồn: Tate, London)
Tranh trừu tượng đã lâu nay được xử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Tâm Lí con người, vì vốn dĩ, Tâm Lí Học không thể được hiểu đơn thuần qua những hình ảnh “chân thực,” mà phải qua cảm xúc và màu sắc riêng biệt của tâm hồn và trí tưởng tượng sâu sắc. Qua bài báo này, Mentality Vietnam mong mang đến những tác phẩm nghệ thuật Trừu Tượng để giúp chúng ta hiểu hơn về Tâm Lí học qua cái nhìn mới lạ hơn, không chỉ thể hiện bằng những căn bệnh, mà về vẻ đẹp nhân loại.
Autumnal Cannibalism (Thú Ăn Thịt Đồng Loại Hằng Thu) bởi Salvador Dalí, 1936 (nguồn: Tate, London)
Nét vẽ trừu tượng thường hay được sử dụng để giúp miêu tả bộ óc vô thức, hay còn gọi là Unconcious Mind (Sigmund Freud).
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigismund Schlomo Freud; 6 tháng 5 năm 1856 – 23 tháng 9 năm 1939); bác sĩ về thần kinh và nhà tâm lý học người Áo.
Trong những sáng kiến mới của Freud, ông đã đi sâu vào nghiên cứu những giấc mơ con người để giúp giải thích vô số hiện tượng Tâm Lí, đặc biệt là trong đời sống giao phối của con người và Phân Tâm Học. Từ đó, các hoạ sĩ thường dựa vào sự kì lạ của các giấc mơ nhằm tạo nên những tác phẩm mang ý nghĩa sâu xa hơn, nhấn mạnh vào tính nhân loại (human nature) của xa hội đương đại.
Illusion of Freedom (Ảo Giác của Sự Tự Do) bởi Nhi Nguyễn, nhà sáng lập Mentality Vietnam